Gạo Nếp Tài

Mã sản phẩm 123000000539
Mã lô Gạo Nếp Tài
Ngày thu hoạch 04/12/2023
Hạn sử dụng 365 ngày
Đóng gói 1 kg
Sản xuất theo quy trình Organic
Cơ sở sản xuất HTX Yến Dương
Sản xuất Miến dong, Gạo nếp Tài, Bí thơm, Trà bí thơm, cá tầm, cá hồi nước lạnh có xác nhận chất lượng và truy xuất thông minh eGap & eGap.vn
  • Công việc 1 : Chứng chận tiêu chuẩn Xem chi tiết 30-05-2023

    - Chứng nhận sản phẩm: - CN Hữu cơ (TCVN): CN 51/21-HC 014.23.01 - CN Chuyển đổi hữu cơ (TC JAS): JAS-CĐ 005.23.01 - CN Hữu cơ (PGS): 14-QĐ/PGSBK. - Chứng nhận ISO 22000:2018: W1666F ban hành ngày 27/12/2022. - Tiêu chuẩn số: TCCS 03:2023/HTXYD; CBCL 03/HTXYD/2023

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 2 : Làm đất Xem chi tiết 01-06-2023

    - Chuẩn bị đất gieo mạ: Cày, bừa, làm luống

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 3 : Làm đất Xem chi tiết 10-06-2023

    - Chuẩn bị đất trồng: + Cày ải, phơi đất 5-7 ngày + Ủ nước: 10 -20 ngày - Bón phân bón lót + bừa đất.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 4 : Làm đất Xem chi tiết 20-06-2023

    - Chuẩn bị đất gieo giống

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 5 : Bón Lót Xem chi tiết 01-07-2023

    - Bón lót: Phân chuồng đã ủ hoai mục, phân Văn điển nung chảy. - Bón phân: Vì sử dụng giống lúa bản địa thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, đặc biệt áp dụng theo phương pháp canh tác hữu cơ, các tàn dư thực vật, rơm, rạ được giữ lại để hoai mục tại ruộng nên trong quá trình canh tác, bà con chỉ bón lót phân 1 lần vào giai đoạn làm đất với liều lượng 150 - 200 kg phân chuồng hoai mục; 50 kg phân lân nung chảy Văn Điển/1.000 m2.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 6 : Giống Xem chi tiết 02-07-2023

    - Chuẩn bị đất làm mạ: Chọn vị trí ruộng nơi khuất gió, tiến hành bừa và ngâm gốc rạ trước 15 - 20 ngày. Lên luống rộng 1,2 - 1,5 m. Thời gian gieo mạ: cuối tháng 5 bắt đầu từ khoảng 20 - 30 tháng 5 hàng năm. Mật độ gieo:10 kg cho 1.000 m2. Tuổi mạ, kỹ thuật nhổ cấy: Mạ được cấy khi đạt 5 - 6 lá; khi nhổ mạ cần tránh làm đứt rễ, dập nát, nhổ mạ xong mang đi cấy ngay.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 7 : Giống Xem chi tiết 02-07-2023

    - Phơi lại hạt giống: do hạt giống được bà còn lưu giữ từ vụ trước, trước khi đem gieo cần phơi lại 6 – 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm. Loại bỏ hạt lép lửng: tiến hành sàng, sảy sạch và trong quá trình ngâm nước cần vớt hết những hạt nổi và giữ lại hạt chìm (hạt tốt). Xử lí hạt giống: Xử lí bằng nước nóng 540C (pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45 – 47 độ C trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54 – 55 độ C trong 10 phút. Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh. Ngâm ủ hạt giống: (Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết. Ngâm hạt từ 1 - 2 ngày, trong quá trình ngâm, hạt hô hấp yếm khí, thiếu oxy làm nước chua, cần phải thay nước 8 - 10 tiếng 1 lần). Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong quá trình ủ, nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nảy mầm đều. Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân đối mầm và rễ. Sau khi ủ hạt đạt tiêu chuẩn thì có thể đem hạt đi gieo.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 8 : Xuống giống Xem chi tiết 12-07-2023

    - Gieo mạ

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 9 : Thao tác kỹ thuật Xem chi tiết 18-07-2023

    - Áp dụng phương pháp cấy hàng rộng hàng hẹp (hiệu ứng hàng biên) với khoảng cách 2 hàng rộng là 30 cm, hai hàng hẹp là 15 cm, 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy dao động từ 28 - 30 khóm/m2. Cấy theo hướng ánh sáng mặt trời từ Đông sang Tây.

    - Ghi chép: hà Thị Nhung

  • Công việc 10 : Tập huấn kỹ thuật Xem chi tiết 22-07-2023

    - Tập huấn kỹ thuật

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 11 : Làm cỏ Xem chi tiết 12-08-2023

    - Nhổ cỏ bằng tay thủ công

    - Ghi chép: hà Thị Nhung

  • Công việc 12 : Kiểm tra đồng ruộng Xem chi tiết 16-08-2023

    - Bắt ốc thủ công bằng tay, treo bẫy bả sinh học, phun thuốc chế phẩm tự pha chế

    - Ghi chép: hà Thị Nhung

  • Công việc 13 : Phòng trừ sâu Xem chi tiết 20-08-2023

    - Quản lý sâu, bệnh hại lúa: Trong quá trình canh tác, xuất hiện một số loài gây hại chính cho lúa là: Chuột, ốc bươu vàng, sâu cuốn là và bệnh bạc lá. Các biện pháp áp dụng chủ yếu là phương pháp thủ công và sử dụng chế phẩm thuốc thảo mộc. Xử lý ốc bươu vàng hại lúa: Áp dụng phương pháp thủ công và cơ giới như: thu nhặt để loại bỏ trứng ốc bươu vàng, sử dụng các vật liệu sẵn có để dẫn dụ ốc như lá khoai môn, lá đu đủ và vỏ xơ mít. Khi thả những vật liệu này xuống mặt nước, sẽ dẫn dụ ốc từ các nơi khác bò tới và bu xung quanh miếng vật liệu, giúp cho người bắt ốc rất dễ dàng bắt chúng. Xử lý chuột gây hại: dùng phương pháp bắt, bẫy thủ công. Sâu cuốn lá: bắt bằng tay. Bệnh bạc lá: sử dụng thuốc thảo mộc Thần Điền phun.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 14 : Tưới nước Xem chi tiết 25-08-2023

    - Nước tưới: Nguồn nước tưới phải được lấy mẫu để phân tích các thành phần các chất đảm theo tiêu chuẩn của canh tác hữu cơ. Sau khi cấy, giữ mực nước trong ruộng khoảng 3 - 5 cm cho đến lúc lúa đẻ nhánh. Sau thời kỳ lúa đẻ nhánh đến chín sữa giữ mực nước sâu 5 - 10 cm. Khi lúa vào chắc tiêu bớt nước, giữ mực nước trong ruộng từ 3 - 5 cm. Trước khi thu hoạch 1 tuần có thể tháo nước phơi ruộng cho lúa mau chín và dễ thu hoạch.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 15 : Kiểm tra đồng ruộng Xem chi tiết 28-08-2023

    - Kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại và theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của cây lúa.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 16 : Kiểm tra đồng ruộng Xem chi tiết 12-09-2023

    - Kiểm tra lúa, sâu bệnh...

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 17 : Kiểm tra đồng ruộng Xem chi tiết 20-10-2023

    - Kiểm tra đồng ruộng, theo dõi tiến trình phát triển của cây và theo dõi sâu bệnh hại.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 18 : Kiểm tra đồng ruộng Xem chi tiết 28-10-2023

    - Nếp tài giai đoạn trỗ và nên cốm khi đòng đã hoàn chỉnh

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 19 : Kiểm tra đồng ruộng Xem chi tiết 01-11-2023

    - Kiểm tra đồng ruộng, theo dõi tiến trình phát triển của cây và theo dõi sâu bệnh hại.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 20 : Thu hoạch Xem chi tiết 20-11-2023

    - Thu hoạch: Hái chọn thủ công bằng tay, hái đúng độ chín (trên 95% hạt trên bông chuyển qua màu vàng rơm).

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 21 : Phơi sấy thủ công Xem chi tiết 23-11-2023

    - Phơi: Sau khi được thu hoạch về, bó lúa thành từng nắm nhỏ treo lên gác, sàn nhà để hong khô và bảo quản. Một số hộ dân sẽ đập lúa, phơi 3 - 4 nắng, cất vào bao tải để bảo quản.

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 22 : Bao bì, tem nhãn Xem chi tiết 02-12-2023

    - Đóng gói bao bì sản phẩm

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

  • Công việc 23 : Tem QR code eGAP Xem chi tiết 04-12-2023

    - Tạo tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm

    - Ghi chép: Ma Thị Ninh

Thông tin truy xuất
Lô sản xuất Gạo Nếp Tài
Diện tích 10 Ha
Người sản xuất Ma Thị Ninh
Người ghi chép hà Thị Nhung
Địa chỉ Thôn Nà Giảo, Xã Yến Dương, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam
Cơ sở sản xuất HTX Yến Dương
Quốc gia Việt Nam
Tiêu chuẩn sản xuất
Tiêu chuẩn Organic
Chứng chỉ JAS-CDD005.23.01
Diện tích
Hiệu lực đến 02/10/2025
Ảnh chứng chỉ
Đánh giá ngay
Đánh giá của bạn giúp người dùng có thêm tư vấn để lựa chọn sản phẩm